công an Đồng Tháp

null Công tác xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình về an ninh, trật tự ở cơ sở

Chi tiết bài viết Toàn dân bảo vệ ANTQ

Công tác xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình về an ninh, trật tự ở cơ sở

Năm qua, công tác xây dựng mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động; nhất là, Công an Tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngành, Mặt trận Tổ quốc trong thực hiện Công văn số 71/BCĐ138 ngày 10/3/2023 của Ban Chỉ đạo 138 Tỉnh về hướng dẫn xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; ban hành Công văn số 2475/CAT-PTM ngày 08/10/2024 để chỉ đạo rà soát, đánh giá kết quả hoạt động của mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn Tỉnh.

Đồng thời, tiến hành sơ kết nhiều chuyên đề về công tác xây dựng mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc như: mô hình bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn đô thị; trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng nông thôn mới. Qua đó, lực lượng Công an toàn Tỉnh đã thực hiện tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”,…

Ảnh: Hội nghị triển khai Kế hoạch xây dựng xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và ra mắt mô hình “Tổ tuần tra phòng, chống tội phạm trên sông”

Đến nay, trên địa bàn Tỉnh có 101 mô hình phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được triển khai thực hiện ở nhiều địa bàn, lĩnh vực; trong đó, lực lượng Công an chủ trì thực hiện 61 mô hình; các ngành, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an là 40 mô hình.

Nổi bật là, duy trì hiệu quả hoạt động mô hình “Câu lạc bộ Người hoàn lương” với 67 Câu lạc bộ, 810 thành viên; hiện có 389 người vay vốn Quỹ Phát triển tái hòa nhập cộng đồng (với số tiền trên 10 tỷ đồng); là điểm tựa để những người từng lầm lỗi xóa bỏ mặc cảm, tự ti để tái hòa nhập với cộng đồng; trong năm 2024, đã kéo giảm tỷ lệ tái phạm, vi phạm pháp luật với mức 2,4% và mô hình “Câu lạc bộ Người hoàn lương” được Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, Bộ Công an lựa chọn để thông báo kinh nghiệm thực hiện trên toàn quốc.

Ảnh: Một buổi sinh hoạt mô hình Câu lạc bộ Người hoàn lương  của xã An Bình, huyện Cao Lãnh

Bên cạnh đó, Công an Tỉnh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh duy trì, củng cố hoạt động của 12.319 Tổ Nhân dân tự quản, 441.170 hộ thành viên; phối hợp phát huy vai trò Tổ Nhân dân tự quản xây dựng khu dân cư “An ninh - An toàn - An dân”; đến nay, có 153/698 khóm, ấp toàn Tỉnh đã triển khai việc xây dựng khu dân cư “An ninh - An toàn - An dân”. Qua đó, các thành viên của Tổ Nhân dân tự quản (12.319 Tổ trưởng, 12.319 Tổ phó và 12.167 thư ký) đã phối hợp lực lượng Công an, Tổ bảo vệ an ninh, trật tự thuộc Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tổ chức tuyên truyền, vận động, phổ biến giáo dục pháp luật về an ninh, trật tự, về chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương được 8.385 điểm, có 193.305 lượt người dự; tham gia 587 lượt tuần tra bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới,... Mô hình Tổ Nhân dân tự quản đã được Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, Bộ Công an lựa chọn để thông báo kinh nghiệm thực hiện trên toàn quốc vào năm 2022. Trong năm 2024, mô hình Tổ Nhân dân tự quản được Trường Chính trị tỉnh Cà Mau lựa chọn đến học tập, trao đổi kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của mô hình để phục vụ nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh.

Ảnh: Thành viên Ban Quản lý Tổ Nhân dân tự quản Khóm 2, Phường 4 và Công an Phường 4, thành phố Cao Lãnh trao đổi tình hình an ninh, trật tự tại địa bàn

Các mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã phục vụ tốt công tác phòng ngừa xã hội; kịp thời giải quyết trên 1.900 mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ Nhân dân, không để trở thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở; Nhân dân cung cấp cho lực lượng chức năng 2.659 nguồn tin phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần đạt các tiêu chí về an ninh, trật tự trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Đến cuối năm 2024, toàn Tỉnh có 426.314/407.421 gia đình được công nhận là “Gia đình văn hóa”, đạt tỷ lệ 95,57% (tăng 0,73% so với năm 2023); có 697/698 khóm, ấp được công nhận là “Khóm, ấp văn hóa”, đạt tỷ lệ 99,86% (tăng 0,38% so với năm 2023).

Ảnh: Thu hồi công cụ hỗ trợ (dao tự chế) do Nhân dân giao nộp

Phòng Tham mưu (XDPT)

Xem thêm các tin khác


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CÔNG AN TỈNH ĐỒNG THÁP

Địa chỉ: Số 152, đường Đinh Bộ Lĩnh, Phường Mỹ Phong, tỉnh Đồng Tháp

Điện thoại: 0273.3872948 Email: congantinh@dongthap.gov.vn