
Giữ khoảng cách an toàn giữa các xe khi tham gia giao thông
Từ đầu năm 2024 đến nay, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Đồng Tháp luôn có mặt trên các tuyến đường, tăng cường công tác Tuần tra kiểm soát, giữ vững trật tự an toàn giao thông trên địa bàn toàn Tỉnh, mang lại sự bình yên trên các tuyến đường.
Tuy nhiên, qua công tác Tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông, trong đó có một số trường hợp xe ô tô, mô tô không giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình va chạm, va quyẹt khi tham gia giao thông. Tuy không thiệt hại về người, nhưng cũng gây hư hỏng tài sản, sửa chữa rất tốn kém. Nguyên nhân là do người điều khiển phương tiện không giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình gây nên. Nếu người điều khiển xe không chấp hành nghiêm quy định, sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao, trong các vụ tai nạn giao thông, có thể xảy liên hoàn nhiều xe, rất nguy hiểm.
(ảnh minh họa)
Tại Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/8/2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ như sau:
1. Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
2. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường:
a) Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (km/h) |
Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) |
V = 60 |
35 |
60 < V ≤ 80 |
55 |
80 < V ≤ 100 |
70 |
100 < V ≤ 120 |
100 |
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.
b) Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định (tại điểm a trên).
Người điểu khiển phương tiện khi tham gia giao thông nếu không giữ khoảng cách an toàn sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, ngày 28/12/2021 của Chính phủ), cụ thể như sau:
Phương tiện |
Hành vi vi phạm |
Mức phạt |
Phạt bổ sung |
Căn cứ |
Ô tô |
Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”. |
800.000 - 01 triệu đồng |
|
Điểm l khoản 3 Điều 5 |
Không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc. |
04 - 06 triệu đồng |
Tước quyền sử dụng GPLX từ 01 đến 03 tháng |
Điểm g khoản 5 Điều 5 |
|
Không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông |
10 - 12 triệu đồng |
Tước quyền sử dụng GPLX từ 02 đến 04 tháng |
Điểm a khoản 7 Điều 5 |
|
Mô tô |
Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” |
100.000 - 200.000 đồng |
|
Điểm c khoản 1 Điều 6 |
Không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông |
04 - 05 triệu đồng |
Tước quyền sử dụng GPLX từ 02 đến 04 tháng |
Điểm b khoản 7 Điều 6 |
Khi điều khiển xe mà trời đang mưa, bão, sẽ tạo nên mặt đường trơn trợt, độ bám của lốp bánh xe xuống mặt đường giảm, nguy cơ mất an toàn rất cao. Phòng Cảnh sát giao thông khuyến cáo khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, nhất là giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe, để đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người cùng tham gia giao thông.
Thanh Tuấn
Xem thêm các tin khác