công an Đồng Tháp

null Cảnh báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội

Chi tiết bài viết Hoạt động ngành

Cảnh báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội

Thời gian gần đây trên địa bàn toàn tỉnh Đồng Tháp vẫn còn xảy ra nhiều trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Nhất là trên các trang mạng xã hội như: facebook, zalo. Hình thức hoạt động chủ yếu của loại tội phạm này, là tuyển cộng tác viên online, vay tiền qua app ngân hàng, đầu tư chứng khoán, gởi, hàng hóa từ nước ngoài, chiếm quyền quản trị để vay mượn tiền, giả danh cán bộ Công an, tòa án, Viện kiểm sát yêu cầu chuyển tiền… Mặc dù lực lượng Công an đã tuyên truyền, cảnh báo đến người dân, nhưng do nạn nhân thiếu cảnh giác tin vào những lời mời chào hấp dẫn của đối tượng như: Không cần mất phí vẫn nhận được phần quà giá trị lớn, đưa ra mức lãi suất đầu tư siêu lợi nhuận, hoặc thiếu kiểm tra lại thông tin trước khi cho người thân, bạn bè mượn tiền qua tin nhắn Zalo, Facebook…Từ đó nhiều người sập bẩy lừa

 Tại huyện Thanh Bình, từ đầu năm 2022 đến nay Công an huyện tiếp nhận 14 trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, thiệt hại trên 2,8 tỷ đồng. Trong đó có 05 trường hợp lừa đảo qua hình thức chuyển tiền cộng tác viên online, 06 trường hợp bị lừa qua hình thức vay ngân hàng, đầu tư chứng khoán, 02 trường thức lừa đảo bằng hình thức gởi hàng, gởi tiền từ nước ngoài về,01 trường hợp khủng bố đòi nợ dùng hình ảnh nhạy cảm đăng trên trang mạng xã hội.

 

 Trung tá Đặng Chí Công- Phó đội trưởng đội an ninh Công an huyện Thanh Bình cho biết phương thức thủ đoạn của tội phạm này:

“Bọn tội phạm sử dụng thủ đoạn chung là “dãi chài, nhử mồi”, trong đó thủ đoạn tuyển cộng tác viên là nhiều nhất, lúc đầu các đối tượng đưa ra đơn hàng có giá trị nhỏ, nhận được số tiền lời. Đối tượng thuyết phục nạn nhân những đơn hàng cao hơn. Giới thiệu việc làm, ban đầu chúng tư vấn, sau đó yêu cầu nạn nhân chuyển một số tiền nho nhỏ để tạo lòng tin để giới thiệu việc làm. Từ đầu 2023 đến nay, trên địa bàn xảy ra 01 trường hợp bị chiếm tài khoản trên facebook, đối tượng đã sử dụng tài khoản này gọi đến người thân người bị chiếm đoạt tài khoản vay, mượn số tiền vài chục triệu.”

Tiếp theo, là nhiều người sập bẩy vay app ngân hàng, các đối tượng dùng trang fangpage đường link app ngân hàng giả tạo, giao diện giống như app vay ngân hàng. Đồng thời tạo ra sàn giao dịch tiền ảo để dụ nạn nhân chuyển tiền vào các ngân hàng, nhưng khi nạn nhân rút ra không được, nóng lòng sẽ chuyển tiền thêm thì lần lượt nhiều lần số tiền bị chiếm đoạt rất là lớn. Đặc biệt một số sàn giao dịch tiền ảo đã phát triển thành các ứng dụng (app) có thể đăng ký, nạp tiền, sử dụng dễ dàng ngay trên chiếc điện thoại thông minh, khả năng tiếp cận dễ dàng, từ đó ngày càng có nhiều người bị sập bẩy lừa. Tâm lý của người tham gia giao dịch tiền ảo bị thua lỗ không nói với ai, cố gắng “thu hồi vốn” từ đó mất nhiều tiền.

Thường các vụ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua trang mạng xã hội, rất khó xác định được đối tượng và số tiền bị lừa đảo trên trang mạng xã hội, bởi sau khi chuyển tiền vào các tài khoản theo yêu cầu, số tiền này được chuyển đi nhiều tài khoản khác nhau. Khi xác minh thì số đối tượng mở tài khoản lai lịch không rõ ràng, hoặc các đối tượng thuê người mở tài khoản, hoặc số tiền lừa đảo chiếm đoạt, bọn chúng đã tẩu tán bằng cách hình thức khác nhau như: chuyển đến tài khoản nước ngoài, chuyển đổi sang các dạng tài sản khác hoặc mua tiền ảo, vật phẩm ảo trong game làm dòng tiền biến mất… Thực tế số vụ lừa đảo nhiều hơn số người dân đến trình báo cơ quan Công an, nguyên nhân do nhiều người còn e ngại việc trình báo sợ ảnh hưởng đến uy tín cá nhân, người thân trong gia đình, từ đó công tác điều tra bắt giữ đối tượng gặp khó khăn .

Qua các vụ việc trên, Trung tá Đặng Chí Công- Phó đội trưởng đội an ninh Công an huyện Thanh Bình khuyến cáo người dân:

“Qua các vụ việc khuyến cáo người dân khi truy cập trên các trang mạng Zalo, Facebook, muốn xin việc làm, muốn vay tiền, hoặc có lời mời gọi tư vấn bán hàng online người dân hết sức tỉnh táo. Khi nhắc đến chuyển tiền, người dân không nên chuyển tiền cho người khác mà mình không biết mặt, không biết địa chỉ rõ ràng. Người dân muốn vay tiền chúng ta đến ngân hàng được tư vấn vay tiền, hình thức vay, vay như thế nào nó phù hợp với điều kiện khả năng của mình, không nên vay tiền qua trang mạng xã hội”.

Để tránh bị lừa đảo, một người dân cho hay:

 “Trước tiên mình phải liên hệ với người mượn tiền mình á, điện thoại xác nhận lại đúng ngươi đó mượn tiền mình hay không? hoặc là thông qua bạn bè xung quanh kiểm chứng coi tài khoản của người đó có đang bị hack, hoặcbị gì đó để xác nhận trước khi mình chyển tiền để không bị mất tài sản”.

Ngoài việc theo dõi những trang thông tin chính thống để mình cập nhật thông tin khi cần thiết. Người dân không cung cấp thông tin cá nhân, mã OTP cho người khác, hạn chế công khai số căn cước công dân trên mạng xã hội. Khi có bạn bè thân mượn tiền nhắn tin qua facebook, zalo, mọi người chú ý kiểm chứng lại thông tin, gọi điện thoại trực tiếp cho người mình cần cho mượn tiền. Mọi người hết sức tỉnh táo trước những chiêu trò lừa đảo trên các trang mạng xã hội. Nếu phát hiện những thông tin lừa đảo trên các trang mạng xã hội, người dân hãy đến cơ quan Công an gần nhất báo để trình báo để được hướng dẫn, hỗ trợ./.

                                                          NGỌC HÂN

Xem thêm các tin khác


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CÔNG AN TỈNH ĐỒNG THÁP

Địa chỉ: Số 27, đường Lý Thường Kiệt, Phường 1, Tp. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Điện thoại: 0277.3852185 Email: congantinh@dongthap.gov.vn